Thi công cọc khoan nhồi là công nghệ xây dựng nền móng phổ biến hiện nay, vậy bạn đã biết trình tự thi công cọc khoan nhồi có bao nhiêu bước ? chi tiết thi công được tiến hành như thế nào ? Hãy cùng Thiết Kế Nhà 365 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Contents
THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI CHUẨN NHẤT HIỆN NAY
1. trình tự thi công cọc khoan nhồi bao gồm các bước
- Công tác chuẩn bị, định vị tim cọc và đài cọc.
- Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ.
- Vét đáy hố khoan.
- Lắp đặt cốt thép.
- Lắp ống đổ bê tông.
- Thổi rửa đáy hố khoan.
- Đổ bê tông.
- Lắp đầu cọc bằng đá 1×2 và đá 4×6 ( đối với cọc đại trà ).
- Rút ống vách.
- Kiểm tra chất lượng cọc.
2. Sơ đồ thể hiện trình tự thi công cọc khoan nhồi
-
Định vị tim cọc khoan nhồi
– Đây là một công tác hết sức quan trọng và công trình phải xác định vị trí của các trục, tim của toàn công trường và vị trí chính xác của các giao điểm, dựa theo đó kết hợp với hồ sơ thiết kế ta xác định được vị trí tim cốt của từng cọc.
-
Hạ ống vách
– Tác dụng của ống vách:
+ Định vị và dẫn hướng cho máy khoan.
+ Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành .
+ Bảo vệ để đát đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan.
+ Làm sàng đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép – lắp dựng ống đổ bê tông.
** Lưu ý: Do ống vách có nhiệm vụ dẫn đường cho công tác khoan và bảo vệ thành hố khoan khỏi bị sụp lở của lớp đất yếu phí trên, nên ống vách phải hạ xuống đảm bảo thẳng đứng. Vì vậy, trong quá trình hạ ống vách ta phải liên tục kiểm tra bằng các thiết bị đo đạc.
– Trình tự thi công cọc khoan nhồi bước 2 hạ ống vách:
Chuẩn bị máy rung -> Lắp máy rung vào ống vách -> Rung hạ ống vách
-
Công tác khoan tạo lỗ
Hạ mũi khoan: Mũi khoan được hạ thẳng đứng xuống tâm hố khoan với tốc độ vừa phải, tùy theo loại đất từng công trình. Trong quá trình khoan, cần khoan có thể hạ xuống 1-2 lần để giảm bớt ma sát.
Rút cần khoan: Khi rút cần khoan không được quá nhanh nếu không sẽ tạo hiệu ứng pít – tông trong lòng hố khoan, dễ dẫn đế sập thành.
Kiểm tra hố khoan: Sau khi rút cần xong, dừng khoảng 30 phút kiểm tra chiều sâu hố khoan, nếu lớp bùn đất ở đáy lớn hơn 1m thì phải khoan tiếp còn nếu nhỏ hơn 1m thì có thể hạ lồng cốt thép.
-
Nạo vét hố khoan
Lớp mùn khoan có khả năng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cọc. Vì vậy khi kiểm tra độ sâu hố khoan cần xác định chiều sâu lớp mùn khoan cần nạo vét.
-
Thi công cốt thép
– Chế tạo khung cốt thép của cọc khoan nhồi:
+ Địa điểm buộc khung cốt thép phải lựa chọn sao cho việc lắp dựng khung cốt thép được thuận tiện, tốt nhất là được buộc ngay tại hiện trường.
+ Khung cốt thép chiếm một không gian khá lớn nên ta khi cất giữ nhiều thì phải giàn xếp lên thành đống, do vậy ta phải buột them thép gia cường. nhưng nhằm tránh sự cố biến dạng thì tốt nhất ta chỉ nên xếp làm hai tầng.
– Hạ khung cốt thép:
+ Lồng cốt thép sau khi được buộc cẩn thận trên mặt đất sẽ được hạ xuống hố khoan.
+ Dùng cần cẩu nâng lồng thép theo phương thẳng đứng rồi từ từ hạ xuống trong lồng hố khoan.
+ Tiếp tục cẩu lắp đoạn lồng thép tiếp theo như đã làm với đoạn trước, điều chỉnh để các cây thép chủ tiếp xúc với nhau và đủ chiều dài nối thì thực hiện liên kết theo yêu cầu thiết kế.
+ Công tác được lặp lại cho đến khi hạ đủ chiều sâu thiết kế, lồng thép được đặt cách hố đào một khoảng vừa đủ để tạo lớp bê tông bảo vệ.
-
Hạ ống đổ
– Chuẩn bị: Tập kết ống tại vị trí thuận tiện cho thi công và kiểm tra ren nối.
– Lắp giá đỡ: Giá đỡ dùng làm bệ đỡ của ống đổ bê tông.
– Lắp ống đổ: Ống đổ đầu cọc được hạ đầu tiên, tiếp theo hạ các ống đổ có chiều dài linh hoạt .để phù hợp chiều sâu hố khoan.
-
Công tác thổi rửa đáy hố khoan
– Để đảm bảo chất lượng cọc và sự tiếp xúc trực tiếp giữa cọc với nền đất, cần tiến hành thổi rửa hố khoan coc nhoi trước khi đổ bê tông.
– Công tác đổ bê tông
– Thời gian đổ bê tông không được vượt quá 5 giờ.
– Ống đổ bê tông phải kính, cách nước, đủ dài tới đáy hố.
– Miệng dưới của ống đổ bê tông các đáy hố khoan 30cm. Trong quá trình đổ, miệng dưới của ống luôn ngập sâu trong bê tông đoạn 2m.
– Không được kéo ống dẫn bê tông lên khỏi khối bê tông trong lòng cọc.
– Bê tông phải đổ liên tục tới vị trí đầu cọc.
-
Lấp đầu cọc
– Cắt các thanh thép treo lồng thép.
– Lấp đầy đầu cọc bằng mặt đất tự nhiên .
– Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
Đây là công tác rất quan trọng trong trình tự thi công cọc khoan nhồi , nhằm pháp hiện các thiếu sót của từng phần trước khu tiến hành thi công phần tiếp theo. Do đó, có tác dụng ngăn chặn sai sót ở từng khâu trước khi có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng.
-
Công tác kiểm tra có 2 giai đoạn
+ Giai đoạn đang thi công.
+ Giai đoạn đã thi công xong.
Xem thêm: khoan cọc nhồi
Trên đây, Thiết Kế Nhà 365 đã chia sẻ đến các bạn về trình tự thi công cọc khoan nhồi và những thông tin liên quan. Hy vọng những chia sẻ này sẽ ít nhiều giúp quý khách hàng tránh được cũng như tìm ra được giải pháp tối ưu cho ngôi nhà của mình ngay từ khâu thi công và hiểu rõ hơn về những phương pháp thi công hỗ trợ quá trình xây dựng. Chúc bạn thành công.
Để phục vụ khách hàng với sự tận tâm lớn nhất. Hãy kiên hệ với chúng tôi:
- Qua số điện thoại / Zalo: 0906. 840. 567 – Gặp Mr. Thắng
- Email: thietkenha365@gmai.com
- Chúng tôi có 2 Website hỗ trợ các bạn tìm hiểu thông tin:
+ khoancocnhoi.vn
+ thietkenha365.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/thietkenha365