Sức chịu tải cọc khoan nhồi chính xác nhất

Thi công cọc khoan nhồi là một trong những phương pháp thi công móng cọc đòi hỏi kỹ thuật cao. Quy trình kiểm tra sức chịu tải cọc khoan nhồi đóng một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng công trình. Nhất là những công trình có tải trọng lớn như các tòa nhà cao tầng, chung cư, cao ốc, … Công tác kiểm tra sức chịu tải cọc khoan nhồi giúp đơn vị thi công đánh giá được khả năng chịu tải của từng loại cọc trong từng điều kiện cụ thể, để đưa ra quyết định hợp lý.

Sức chịu tải cọc khoan nhồi

Sức chịu tải của cọc khoan nhồi là gì ?

Sức chịu tải cọc khoan nhồi là khả năng gánh chịu các phần lực của toàn bộ công trình. Thông thường, yếu tố này phụ thuộc vào nền đất và đường kính cọc khoan nhồi được sử dụng. Đây được xem là những yếu tố tác động trưc tiếp lên công trình nên rất được quan tâm tính toán.

Các mặt bằng thi công có nền đất cứng thường sẽ mang hiệu quả chịu tải cao hơn so với nền yếu, gia tăng khả năng chịu lực, góp phần xây dựng kết cấu bền vững cho công trình. Còn đối với những nơi có mặt bằng yếu, việc xây dựng nền móng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Tầm quan trọng của công tác tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi:

Khi tính toán sức chịu tải của cọc nhồi giúp cho chủ đầu tư biết được giới hạn chịu tải của cọc và móng cọc để nâng cao tính an toàn của công trình. Bên cạnh đó giúp xác định số lượng cọc khoan nhồi cần thiết, cách bố trí cọc nhồi khi xây dựng nền móng hợp lý.

Quy trình tính toán đòi hỏi phải căn cứ vào số liệu thực tế từng công trình để đưa ra kết quả chính xác, tin cậy nhất tránh tình trạng sụt lún, nghiêng đổ khi đưa vào sử dụng.

Kết quả thí nghiệm thực tế sức chịu tải cọc khoan nhồi:

-Cọc đường kính 300 mm ( D300) có sức chịu tải từ 30-40 tấn/  cọc

-Cọc đường kính 350 mm ( D350) có sức chịu tải từ 40-50 tấn/  cọc

-Cọc đường kính 400 mm ( D400) có sức chịu tải từ 60-80 tấn/  cọc

-Cọc đường kính 500 mm ( D500) có sức chịu tải từ 100-120 tấn/  cọc

-Cọc đường kính 600 mm ( D600) có sức chịu tải từ 150-180 tấn/  cọc

-Cọc đường kính 800 mm ( D800) có sức chịu tải từ 350-400 tấn/  cọc

Sức chịu tải cọc khoan nhồi

Các phương pháp kiểm tra sức chịu tải cọc khoan nhồi:

1.Phương pháp thử tĩnh động:

-Nguyên lý: phương pháp này dựa trên nguyên lý phản lực của động cơ tên lửa, đặt một thiết bị trên đầu cọc có đối trọng vừa đủ, sau đó cho nổ. Dùng phương pháp phương trình trình sóng hay độ cứng động để tính sức chịu tải của cọc nhồi

-Phạm vi áp dụng: áp dụng cho tất cả các loại cọc nhồi đứng và nghiêng

-Nhận xét:  có độ lớn tải trọng thử rất cao, có thể lên đến 3000 tấn

2.Phương pháp thử tải tĩnh truyền thống:

-Phạm vi áp dụng: thường chỉ áp dụng ở những nơi có mặt bằng rộng và cọc thử phải có tải trọng nhỏ hơn 5000 tấn.

-Nguyên lý: dùng cọc neo hoặc các vật nặng chất trên đỉnh cọc nhổi để làm đối trọng giúp gia tải nén cọc

-Nhận xét: kết quả thử là chung chung, không xác định được sức chịu tải của mũi và thân cọc.

3.Phương pháp thử tải tĩnh bằng hộp tải trọng Osterberg

-Nguyên lý: dùng hộp tải trọng Osterberg đặt ở mũi cọc nhồi hoặc ở mũi và thân cọc trước khi đổ bê tông thân cọc. Sau đó tiến hành thử tải bằng bằng cách bơm dầu thủy tải nhằm tạo áp lực bên trong hộp kích.

-Phạm vi áp dụng: phương pháp này thường áp dụng cho cọc khoan nhồi chịu tải trọng lớn và những nơi có mặt bằng khó thi công

-Nhận xét:

phương pháp kiểm tra sức chịu tải cọc khoan nhồi này mang lại độ chính xác cao và có thể kiểm tra được khả năng chịu lực của từng lớp đất mà cọc đi qua

Thử tải bằng hộp tải trọng Osterberg có thể khắc phục các khuyết điểm của phương pháp thử tải tĩnh truyền thống và mang lại độ chính xác rất cao.

Sức chịu tải cọc khoan nhồi

Qua bài viết trên đã giúp quý độc giả hiểu được phần nào đó về sức chịu tải của cọc khoan nhồi. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Thiết Kế Nhà 365 để được tư vấn chi tiết hơn hoàn toàn miễn phí.