So sánh cọc khoan nhồi và cọc ép

Cọc khoan nhồi và cọc ép là 2 phương án xây dựng móng cọc được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Để móng nền được ổn định và chắc chắn đảm bảo nâng đỡ được các công trình tải trọng lớn, bạn cần một phương án làm móng cọc phù hợp. Để giúp quý vị độc giả dễ dàng lựa chọn hơn chúng tôi sẽ so sánh cọc khoan nhồi và cọc ép, cũng như hướng dẫn cho bạn áp dụng vào từng công trình cụ thể.

cọc khoan nhồi và cọc ép

Khái niệm móng cọc là gì ?

Móng cọc là loại móng gồm cọc và đài cọc dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất và lớp sỏi đá nằm sâu phía trong lòng đất. Phần lớn các công trình xây dựng hiện nay đều đóng và hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu để làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho nền móng. Đặc biệt là các loại cọc bằng bê tông cốt thép hay còn gọi là cọc khoan nhồi để đảm bảo độ chắc chắn, ổn định cho công trình.

So sánh cọc khoan nhồi và cọc ép:

Khái niệm về cọc ép  và cọc khoan nhồi:

Cọc ép là sử dụng các cấy cọc được đúc sẵn theo thiết kế và dùng những loại máy móc ép cọc xuống lòng đất khu vực cần thi công.

Cọc khoan nhồi là loại cọc được hình thành bằng phương pháp thi công đổ bê tông cốt thép ngay tại hố đào sẵn trên nền đất khu vực thi công.

Cấu tạo của cọc khoan nhồi và cọc ép:

Cọc ép được làm từ bê tông cốt thép nhưng được hiểu là loại cọc bê tông đúc sẵn. Kích thước cọc tùy thuộc vào yêu cầu của từng công trình mà cọc có thể là hình vuông, dài, hay tam giác. Công tác vận chuyện cọc ép trên công trường gặp khá nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện hạn chế về không gian.

Cọc khoan nhồi cũng được làm từ bề tông cốt thép. Cọc khoan nhồi được chế tạo và hạ xuống ngay hiện trường thi công, vào các lỗ khoan sẵn có độ sâu và đường kính phù hợp. Kế đến, bạn chỉ cần đặt lồng thép và nhồi bê tông vào trong cọc. Cọc khoan nhồi có đường kính phổ biến từ 300- 1200 mm hoặc lớn hơn tùy vào quy mô công trình.

cọc khoan nhồi và cọc ép

So sánh ưu nhược điểm cọc khoan nhồi và cọc ép:

Ưu điểm cọc ép:

-Phát huy tối đa ở những công trình có điều kiện thi công rộng rãi, công trình liền kề và đường xá lớn giúp thuận tiện cho công việc vận chuyển cọc và các thiết bị cơ giới.

-Những khu vực có địa chất yếu, cọc ép có thể ép sâu đến độ sâu tương đối, vận dụng phương án này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.

-Chất lượng cọc ép dễ dàng kiểm tra trong khâu ép cọc. Tiến độ thi công nhanh hơn và chi phí không cao do dùng sức tải để ép cọc thì cọc ép sẽ có lực ma sát với thành đất.

-Cọc ép hạ bằng năng lượng tĩnh nên không gây ra xung lực lên đầu cọc và hạn chế tối đa tiếng ồn.

-Cọc ép có thể chịu được các loại tải trọng rung động nên tăng độ tin cậy và tuổi thọ cho công trình tốt nhất.

Ưu điểm cọc khoan nhồi:

-Có thể thi công thuận tiện trên những địa hình phức tạp ngõ nhỏ đến phố lớn.Quá trình thi công không gây trồi đất cho khu vực xung quanh, không gây lún nứt và tạo tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt trong khu dân cư.

-Số lượng cọc trong một đài cọc ít nên bố trí cọc dễ dàng hơn

-Cọc khoan nhồi có độ sâu mũi và tiết diện lớn hơn so với cọc chế sẵn nên khả năng chịu tải lớn hơn. Theo đánh giá là cao hơn 1,2 lần so với phương pháp thi công cọc ép nên thích hợp với các công trình lớn, tải trọng nặng hay địa hình thay đổi phức tạp.

-Ưu điểm lớn nhất của khoan cọc nhồi là độ an toàn trong thiết kế và thi công tương đối cao. Khả năng chịu lực, đồ bền của móng tốt.

Nhược điểm của cọc khoan nhồi và cọc ép:

Nhược điểm của cọc ép:

-Chiều sâu thi công chỉ đạt mức trung bình

-Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hay điều kiện lớp đất thi công xấu.

-Không thi công được ở những địa hình chật hẹp

Nhược điểm của khoan coc nhoi:

-Cọc khoan nhồi có giá thành cao hơn.

-Công trình thi công đòi hỏi kỹ thuật cao.

-Khó khăn trong khâu kiểm tra chất lượng cọc.

-Thời gian thi công tương đối dài.

Lựa chọn phương án cọc ép hay cọc khoan nhồi:

Đối với những công trình có điều kiện thi công rộng rãi, công trình liền kề chắc chắn, đường giao thông lớn dễ vận chuyển thiết bị cơ giới thì nên sử dụng phương án thi công cọc ép để tiết kiệm chi phí.

Đối với những công trình môi trường thi công chật hẹp, các công trình liền kề là nhà cấp 4.  Các công trình nhà cao tầng, cao ốc, các công trình có tầng hầm sâu, hoặc nhiều tầng hầm thì phải sử dụng phương án khoan cọc nhồi.

>>Xem thêm: phương án móng cọc khoan nhồi trong xây dựng

Hy vọng qua những so sánh cọc ép và cọc khoan nhồi trên đây giúp quý khách có thể phân biệt và hiểu được ưu và nhược điểm của 2 phương án thi công móng cọc này. Nếu có thắc mắc gì chưa rõ, hãy liên hệ với Thiết Kế Nhà 365 để được tư vấn nhé!