Phương án móng cọc khoan nhồi trong xây dựng

Khi thi công xây dựng các công trình lớn, các phương án nền móng luôn được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Trong đó móng cọc khoan nhồi luôn là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Phương án móng cọc khoan nhồi cho sức chịu tải lớn, không gây ra chấn động mạnh và tiếng ồn lớn. Thực tế cho thấy việc sử dụng móng cọc khoan nhồi cho thi công nhà cao tầng, các công trình xây dựng trong khu dân cư là hợp lý.

Đặc điểm của móng cọc khoan nhồi và ứng dụng của nó:

móng cọc khoan nhồi

Móng cọc khoan nhồi sử dụng loại cọc được đổ bê tông tại chỗ và thi công bằng các phương pháp khác nhau tùy theo yêu cầu truyền tải của công trình.

-Trong những năm 80, trong xây dựng nền móng ở nước ta đã sử dụng cọc khoan nhồi bằng phương pháp tạo lỗ thủ công. Đến nay thì quá trính phát triển công nghệ hiện đại hơn nhiều, việc tạo lỗ được thực hiện bằng máy khoan và nhồi bê tông vào lỗ theo các biện pháp và qui trình thi công khác nhau.

-Móng cọc khoan nhồi được sử dụng rỗng rãi trong cả các nghành cầu đường, công trình thủy lợi, trong những công trình dân dụng và công nghiệp. Đối với việc thi công xây dựng nhà cao tầng trong các khu đô lớn, điều kiện thi công chật hẹp, đã phát triển và đạt được những tiến bộ đáng kể.

móng cọc khoan nhồi

Những ưu điểm và nhược điểm của móng cọc khoan nhồi:

Ưu điểm:

-Có khả năng chịu tải lớn. Sức chịu tải của cọc khoan nhồi với đường kính lớn và chiều sâu lớn có thể đạt đến ngàn tấn.

-Không gây ra ảnh hưởng  chấn động đối với các công trình xung quanh khu vực thi công, rất phù hợp với điều kiện xây dựng ở các đô thị lớn. Khắc phục được nhược điểm của các loại cọc đóng trong điều kiện này.

-có khả năng mở rộng đường kính và chiều dài cọc đến mức tối đa. Hiện nay có thể sử dụng loại đường kính cọc khoan nhồi từ 60-250 cm hoặc lớn hơn. Chiều sâu cọc khoan nhồi có thể hạ đến độ sâu 100m. Trong điều kiện thi công cho phép có thể mở rộng đáy hoặc mở rộng bên thân cọc với hình khác nhau để gia tăng tải trọng cho móng cọc khoan nhồi.

-Lượng cốt thép bố trí trong cọc khoan nhồi thường ít hơn so với cọc đóng ( đối với cọc đài thấp ) giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.

-Có khả năng thi công cọc khi qua các lớp đất cứng nằm xen kẻ.

Nhược điểm:

-Giá thành phần nền móng cọc nhồi thường cao hơn khi so sánh với các phương án móng cọc khác như cọc ép và cọc đóng.

-Theo tính toán sơ bộ, nếu các công trình xây dựng  nhỏ hơn 12 tầng thì kinh phí xây đựng nền móng cọc khoan nhồi lớn hơn 2-2.5 lần so với móng cọc ép. Nhưng đối với các công trình có số tầng lớn hơn, tải trọng cao hơn,  thì lúc đố giải pháp cọc khoan nhồi lại chiếm ưu thế tuyệt đối.

-Công nghệ thi công móng cọc khoan nhồi đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhất là khi có sự xuất hiện của các hiện tượng phần tầng khi thi công đổ bê tông dưới nước có áp, có dòng thấm lớn hoặc đi qua các lớp đất yếu có chiều dày lớn ( các loại bùn, các loại cát nhỏ, cát bụi bão hòa thấm nước ).

-Biện pháp kiểm tra chất lượng bê tông trong cọc thường phức tạp gây nhiều tốn kém trong quá trình thực thi.

-Việc khối lượng bê tống thất thoát trong quá trình thi công do thành lỗ khoan không đảm bảo và dễ bị sập. Cũng như việc nạo vét ở đáy lỗ khoan trước khi đổ bê tông dễ gây ra ảnh hưởng xấu đối với chất lượng thi công cọc.

-Ma sát bên thân cọc có phần giảm đi đáng kẻ so với  cọc đóng và cọc ép do quá trình khoan tạo lỗ.

Xem thêm: khoan cọc nhồi bê tông giải pháp nền móng tối ưu

Trên đây là những phân tích sơ bộ về móng cọc khoan nhồi trong giải pháp xây dựng nền móng, do công ty Thiết Kế Nhà 365 chia sẻ. Hy vọng giúp quý khách hàng cân nhắc lựa chọn phương án xây dựng nền móng hợp lý cho các công trình của mình.