Phân loại cọc khoan nhồi D300 D400 D500 D600 D800

Tìm hiểu về cọc khoan nhồi là kiến thức hữu ích đối với những người làm trong ngành xây dựng, đặc biệt là liên quan đến xây dựng nền móng. Vậy cọc khoan nhồi là gì ? phân loại cọc khoan nhồi như thế nào ? Hãy cùng Thiết Kế Nhà 365 tìm hiểu bài viết sau đây nhé !

Phân loại cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là gì ?

Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông cốt thép đặc biệt. Chúng được đổ vào nền đất bằng phương pháp khoan tạo lỗ hoặc đặt ống thiết bị. Việc tạo lỗ có thể thi công bằng nhiều cách khác nhau như: đào thủ công hoặc sử dụng các loại máy khoan hiện đại.

Phân loại cọc khoan nhồi:

Chúng ta phân loại theo 3 cách: kích thước, tác dụng làm việc và cấu tạo.

Phân loại cọc khoan nhồi theo kích thước:

Cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính ( D) từ 300-700 được gọi là cọc khoan nhồi đường kính nhỏ. Được ký hiệu là: D300, D400, D500, D600, D700.

Cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính (D) từ 800 trở lên được gọi là cọc khoan nhồi đường kính lớn. Được ký hiệu là: D800,D1000, …

Phân loại cọc khoan nhồi theo tác dụng làm việc giữa đất và cọc:

Cọc chống: truyền tải trọng lên lớp đất đá có cường độ lớn, vì thế lực ma sát ở mặt xung quanh cọc không xuất hiện và khả năng chịu tải của cọc chỉ phụ thuộc khả năng chịu tải của đất đầu mũi cọc.

Cọc treo ( cọc ma sát ): Đất bao quanh cọc là đất chịu nén và tải trọng được truyền lên nền nhờ lực ma sát ở xung quanh cọc và cường độ của đất đầu mũi cọc.

Cọc khoan nhồi thường có chiều dài lớn để vươn tới tầng đá gốc hoặc các lớp đất đá có cường độ lớn ở sâu, do đó khả năng chịu tải của cọc phụ thuộc vào cả khả năng chịu tại của đất đầu mũi cọc và sức kháng của đất xung quanh cọc.

Phân loại cọc khoan nhồi theo việc có mở rộng chân hay không:

Cọc đều: xuyên qua các lớp đất yếu, còn đáy tựa lên lớp đất hoặc đá có độ cứng cao.

Cọc mở rộng đáy:  xuyên qua  các lớp đất yếu, còn đáy tựa lên lớp đất có sức chịu tải lớn. tải trọng của cọc gấp 2-2.5 lần cọc thông thường.

Phân loại cọc khoan nhồi

Ứng dụng của cọc khoan nhồi:

Thi công cọc khoan nhồi được sử dụng rộng rãi trong nghành xây dựng với nhiều dạng công trình khác nhau:

-Công trình xây dựng dân dung: nhà ở, công trình hỗn hợp trung và cao tầng.

-Công trình xây dựng công nghiệp có kết cấu tải trọng lớn.

-Công trình cầu, cảng: cầu vượt sông, cầu vượt biển, cảng sông hoặc cảng biển.

Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật của dự án và độ phức tạp của nền đất mà TKN 365 áp dụng các công nghệ thi công sau đây:

-Thi công cọc sử dụng ống vách chống một phần hoặc chống toàn bộ chiều sâu thân cọc để giữ thành cọc

-Thi công có sử dụng dung dịch giữ thành Bentonite, Polymer…

-Thi công sử dụng gầu khoan đất, khoan đá, đập đá

-Thi công cọc kết hợp phụt đáy, phụt thành để tăng sức chịu tải của cọc

Thi công cọc khoan nhồi tròn và cọc Barraete

-Phương pháp thi công khoan thổi rửa ( khoan phản tuần hoàn)

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 0906.840.567 để Thiết Kế Nhà 365 tư vấn miễn phí tới quý khách.