Kỹ thuật thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi đường kính nhỏ

YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU :

*  Thành phần hỗn hợp bê tông khi thi công cọc khoan nhồi phải được thiết kế và điều chỉnh bằng thí nghiệm sao cho đảm bảo các yêu cầu của thiết kế.
* Các loại vật liệu cấu thành hỗn hợp cọc khoan bê tông phải được kiểm tra về chất lượng trước khi sử dụng và tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Việt nam hiện hành :

+ Xi măng : xi măng Sao Mai Holcim PC 40 trở lên đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 2682 – 1999.
+ Cốt liệu thô : dùng đá có thành phần hạt cấp phối liên tục Dmin = 5 / 25 mm, tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995. ( đá 1×2 ) đều và đẹp không lẫn tạp chất
+ Cát : dùng cát vàng có Module ≥ 2,5 tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453- 1995. ( cát bê tông hạt to )
+ Nước : Sạch, không có tạp chất, tuân thủ theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 4506-87 .
+ Phụ gia : Có thể dùng phụ gia cho bê tông để tăng tính công tác của bê tông và kéo dài thời gian ninh kết của bê tông cho phù hợp với khả năng cung cấp bê tông. Khi sử dụng phụ gia phải tuân thủ các qui định của Nhà nước và thực hiện đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
+ Tỷ lệ nước / xi măng : N /XM ≤ 0,45.

ỐNG DẪN BÊ TÔNG :

Kỹ thuật thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi đường kính nhỏ

Ống dẫn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau :

+ Ống phải kín đủ chịu áp lực trong quá trình bơm bê tông, ống phải nhẵn cả bên trong và bên ngoài, các mối nối ống không được lồi ra và móc vào lòng thép trong khi đỗ bê tông.
+ Mỗi đốt của ống nối dài khoảng 1.5 m, mối nối phải được cấu tạo để dễ tháo lắp (có ren vuông, hoặc mối nối hình thang).
+ Chiều dày thành ống tối thiểu là 8mm.
+ Đường kính trong ống tối thiểu phải gấp 4 lần đường kính cốt liệu to nhất của hỗn hợp bê tông.
+ Đường kính ngoài của ống không được vượt quá 1 /2 đường kính danh định của cọc.
+ Đoạn ống đặc biệt nối từ máy bơm tới ống dẫn bê tông phải có cấu tạo cong để có thể thoát được bọt khí lẫn trong hỗn hợp bê tông ra ngoài (Xem các điều 6.20 và 6.21).
+ Chiều dài ống căn cứ vào cao độ đáy lỗ khoan và cao độ sàn kẹp cổ ống để tính toán quyết định. Thông thường đoạn mũi ống dẫn được bố trí bằng 1 m ống đặc biệt.

Lúc đặt ống dẫn vào lỗ khoan gồm các bước sau :

+ Đánh dấu chiều cao ống.
+ Lắp đặt hệ dầm kê kẹp cổ trên sàn cứng hoặc mặt ống vách. Dùng để cẩu lắp từng đoạn ống dẫn vào lổ khoan theo tổ hợp đã được tính toán.
+ Toàn bộ hệ thống ống dẫn được treo bằng kẹp cổ trên sàn kẹp phải đảm bảo ống thẳng đứng.
+ Ống dẫn có thể được rút lên hạ xuống bằng cần cẩu.
+ Sau khi tổ hợp xong, dùng cẩu hạ mũi ống cách đáy lổ khoan 2 m; định vị ống dẫn đúng tâm lổ để khi thao tác ống không chạm vào lòng thép.

PHỄU ĐỔ :

Phễu đổ được gắn vào phía trên của ống dẫn bằng ren để việc tháo lắp được dễ dàng, góc giữa hai thành phễu khoảng từ 60/80 độ để bê tông dễ xuống.

CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG CỌC :

Kỹ thuật thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi đường kính nhỏ

Trong trường hợp thể tích bê tông cọc khi đổ sai lệch so với tính toán thiết kế hơn 30% thì phải kiểm tra và có biện pháp xử lý thích hợp về sự sai lệch đường kính cọc.

Có thể đổ bê tông cọc theo các phương pháp cơ bản sau :

+ Phương pháp di chuyển thẳng đứng ống dẫn;
+ Phương pháp bơm bê tông qua ống dẫn vào cọc;
+ Phương pháp dùng gầu đóng mở có điều khiển (chỉ được dùng với các giếng khoan có đường kính lớn).