Khoan cọc nhồi bê tông giải pháp nền móng tối ưu

Khoan cọc nhồi bê tông cốt thép là biện pháp xây dựng nền móng bằng cách sử dụng các loại máy khoan hiện đại tạo hố hình trụ bằng kích thước với cọc cần thi công. Tiếp đến là thả lồng cốt thép và đổ bê tông vào để tạo thành cọc. Đây là phương pháp tạo nền móng chịu được tải trọng rất lớn từ các công trình truyền xuống. Là giải pháp đặc biệt hữu hiệu cho thi công nhà cao tầng, nhà ở trong khu đô thị hay một số công trình giao thông, thủy lợi.

cọc nhồi bê tông

Phạm vi ứng dụng của phương pháp khoan cọc nhồi bê tông:

Móng khoan cọc nhồi bê tông cốt thép là một trong những loại mong sâu, sức chịu tải lớn, từ vài trăm tấn đến vài nghìn tấn. Chúng ta có thể gia tăng thêm tải trọng cho móng bằng cách khoan nhiều tim rồi thi công đài cọc, đà móng để các cọc cùng làm việc đồng thời.

Các loại hình công trình thường xuyên sử dụng giải pháp khoan cọc nhồi bê tông:

  • Nhà phố từ 9 tầng trở lên, nhà phố có một tầng hầm, hoặc nhiều tầng hầm.
  • Nhà phố, biệt thự mà điều kiện giao thông, điều kiện mặt bằng, hoặc điều kiện địa chất không thi công cọc ép hay các hình thức gia cố nền khác được.
  • Văn phòng, khách sạn, nhà hàng tteen sáu bảy tầng, có một tầng hầm hoặc nhiều tầng hầm.
  • Các công trình cao tầng như trung tâm thương mại, chung cư, cao ốc, …
  • Các công trình khác có tầng hầm sâu, nhiều tầng hầm thì cọc khoan nhồi bê tông cũng được áp dụng để thi công tường vây nhằm chống sát đất các công trình lân cận.

Các loại hình công trình không  sử dụng cọc nhồi bê tông cốt thép:

  • Các dạng nhà thấp tầng, các công trình nhà có thể ép cừ tràm, ép cọc bê tông cốt thép, … không cần thiết phải sử dụng cọc khoan nhồi.
  • Công trình có một tầng hầm hoặc bán hầm cần chống sạt đất thì có thể không cần dùng cọc khoan nhồi làm tường vây. Thay vào đó chúng ta có thể ép cừ thép Larsen hoặc cừ thép U vì các loại cừ này có thể nhổ lên để sử dụng lại nên có lợi về chi phí hơn.
  • Thi công cọc khoan nhồi thời gian sẽ lâu hơn là thi công ép cọc, chi phi thi công cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó bạn phải biết các thông số địa chất tại công trình để tính toán thiết kế đường kính và chiều sâu cọc. Do đó nếu là công trình dân dụng thông thường thì cần tính toán và so sánh lợi ích giữa 2 phương án cọc ép và cọc khoan nhồi trước khi thi công.

cọc nhồi bê tông

Sự dụng tiết diện cọc khoan nhồi bao nhiêu thì phù hợp:

Cọc khoan nhồi có tiết diện nhỏ là loại cọc đường kính từ 300 mm đến 700 mm. Thường được áp dụng cho các loại công trình nhà phố, văn phòng thông thường, hoặc các công trình tường vây chống sạt đất.

Cọc khoan nhồi có tiết diện lớn là loại cọc có đường kính > 800 mm. Thường được áp dụng cho các công trình nhiều tầng, tòa nhà cao tầng, …>>Xem thêm:

>>Xem thêm:

Phương pháp thi công cọc khoan nhồi là gì ? Ưu nhược điểm như thế nào ?

Công ty TKN 365 là đơn vị thi công cọc khoan nhồi bê tông xây dựng chuyên nghiệp, đi đầu trong lĩnh vực nền móng công trình, độ uy tín cao. Dịch vụ của chúng tối giá cạnh tranh song hành với đó là chất lượng thi công luôn đảm bảo, đúng tiến độ. Thiết Kế Nhà 365 luôn là lựa chọn tin cậy cho mọi nhà thầu trong suốt nhiều năm qua.