Cọc khoan nhồi nhà dân D300 D400 D500 D600

Cọc khoan nhồi nhà dân được biết đến là giải pháp đảm bảo tính ổn định, an toàn cho nền móng các công trình xây dựng dân dụng. Cọc khoan nhồi nhà dân sử dụng loại cọc nhồi đường kính nhỏ từ D300 đến D600. Phát huy hiệu quả tốt nhất đối với các công trình cao tầng hoặc xây dựng nhà ở khu dân cư đông đúc chật hẹp. Để hiểu rõ sâu hơn về vấn đề này, Thiết Kế Nhà 365 trình bày tới bạn đọc quy trình thi công cọc khoan nhồi nhà dân chính xác và khoa học nhất.

Cọc khoan nhồi nhà dân

Cọc khoan nhồi nhà dân là gì ?

Cọc khoan nhồi là loại móng cọc được ứng dụng nhiều trong 10 năm trở lại đây. Cọc khoan nhồi nhà dân là loại cọc nhỏ phù hợp với công trình xây nhà ở. Cọc khoan nhồi được tạo thành theo phương pháp đổ bê tông cốt thép trực tiếp vào lỗ trong lòng đất. Việc tạo lỗ được thực hiện theo các phương pháp khoan, đào hoặc đặt ống.

Cọc khoan nhồi nhà dân sử dụng loại cọc khoan nhồi có đường kính nhỏ hơn 800 mm hay còn gọi là cọc khoan nhồi mini. Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ là giải pháp tối ưu cho việc thi công móng cọc tại những công trình nhà dân nằm trong ngõ hẻm chật hẹp, mặt bằng thi công hạn chế, xung quanh có nhiều công trình nhà ở khác.

Cọc khoan nhồi nhà dân

Ưu điểm cọc khoan nhồi nhà dân:

-Thi công bằng công nghê tiên tiến, thuận tiện với mọi điều kiện địa hình phức tạp. Cọc khoan nhồi có thể đặt ở lớp đất cứng hoặc lớp đá mà các loại cọc tới không thể chạm tới.

-Tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn so với các loại cọc chế sẵn nên sức chịu tải lớn hơn nhiều. Các chuyên gia nhận định khả năng chịu lực của cọc khoan nhồi nhà dân cao hơn 20-30% so với các loại cọc ép.

-Độ an toàn được nâng cao với thiết kế có kết cấu thép dài, bê tông đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên tạo thành khối bê tông liền khối và tăng khả năng chịu lực đồ bền của móng.

-Số lượng cọc ít và bố trí các đài cọc dễ dàng.

-Giảm tối đa chi phí xây dựng  móng lên đến 30% đối với các công trình nhà cao tầng.

Nhược điểm của cọc khoan nhồi nhà dân:

-Kỹ thuật thi công cao và tương đối khó kiểm tra chất lượng bê tông nhồi vào cọc nên đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm, tay nghề cao.

-Môi trường thi công nhiều sình lầy

-Chiều sâu thi công bị hạn chế trong khoảng 120-150 lần đường kính cọc

Cọc khoan nhồi nhà dân

Quy trình thi công cọc khoan nhồi nhà dân:

1.Công tác định vị tim cọc

Đội ngũ kỹ thuật căn cứ bản vẽ nhằm triển khai định vị tim cọc. Với đặc điểm hiện trường thi công nhiều sình lầy nên rất dễ mất dấu định vị các cọc hoặc cũng có thể do thiết bị khoan di chuyển làm lệch dấu. Để tìm lại định vị cọc cần làm theo những bước sau:

-Chọn 2 trục trên bản vẽ vuông góc thành hệ tọa độ khống chế từ trục này sẽ xác định được vị trí tim cọc.

-Sai số định vị tim cọc nhồi không được vượt quá 5cm

-Hố khoan và tìm cọc định vị trong quá trình hạ ống cọc. Tìm cọc bằng cách với hai mốc A và B vuông góc đều cách tim cọc khoảng bằng nhau.

2.Hạ ống chống Casing

Ống chống tạm thời dài hơn 2m và được dùng bảo vệ hố khoan ở phần đầu cọc tránh sạt lở đất bề mặt và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thi công. Ống chống cần đặt thẳng đứng và kiểm tra kỹ.

3.Khoan tạo lỗ, kiểm tra địa tầng và kiểm tra độ sâu

Khoan tạo lỗ cần đảm bảo lỗ khoan không bị lệch và trong quá trình khoan dung dịch khoan đi tuần hoàn từ đáy giếng trồi lên hố nắng và có mang theo một phần mùn khoan nhỏ lên cùng. Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi nhà dân cần kiểm tra địa tầng để xác định được tính chất đất, đá ở vùng khoan. Đặc điểm địa tầng mô tả ở lý lịch nếu quá sai biệt so với hồ sơ khảo sát ban đầu cần báo cáo cho bên tư vấn thiết kế để giải quyết.

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra độ sâu của hố khoan để xem đã phù hợp chưa trước khi tiến hành khoan cọc.

4.Lấy phôi khoan

Dùng mũi khoan có nắp thả xuống đáy hố để kéo đất lên.

5.Công tác cốt thép và thả ống đổ

Đội ngũ kỹ thuật căn cứ vào bản thiết kế để kiểm tra cốt thép. Từ đường kính của cột thép đến loại thép đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành đưa vào hố khoan. Sau khi thả ống đổ, hạ lồng sắt cần làm sạch bùn đất còn dính trên và trong vách ngoài của ống.

 6.Công tác thổi rửa đáy hố khoan

Đây là một trong những công tác rất quan trọng trong thi công cọc khoan nhồi nhà dân. Sau Khi vét phôi khoan cần thổi rửa đáy hố khoan để loại bỏ lượng mùn khoáng lắng đọng trong hố.

7.Đổ bê tông

Đổ bê tông thường được thực hiện với máy trộn nhỏ sau đó kiểm tra tỷ lệ trộn và độ cấp phối sao cho phù hợp. Bê tông được đổ sau khi kết thúc khâu vệ sinh hố khoan trong thời gian không quá 10 phút. Thời gian đổ bê tông một cọc tốt nhất không quá 5 giờ để đảm bảo độ liên tục và chất lượng bê tông.

8.Tháo ống đổ bê tông

Kỹ thuật viên quan sát cao độ của bê tông dâng lên trong hố khoan và tính khối lượng bê tông từng mét trộn theo đường kính danh định của cọc. Khi nâng ống đổ lên nhồi bê tông phải đảm bảo ống luôn ngập không nhỏ hơn 1,5m trong bê tông. Sau khi kết thúc, tiến hành rút ống casing lên là hoàn tất.

Xem thêm: Đơn giá cọc khoan nhồi tp Hồ Chí Minh

Với các công trình thi công cọc khoan nhồi nhà dân cần đảm bảo sự chính xác và nhanh gọn để đảm bảo chất lượng cho móng cọc. Khách hàng cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi Thiết Kế Nhà 365.