Cọc nhồi là thuật ngữ nói đến loại cọc đổ bể tông cốt thép trực tiếp ngay hiện trường thi công. Cọc nhồi được tạo khuôn sẵn trong các lỗ khoan đào bằng thủ công hoặc công nghệ máy khoan hiện đại. Đây được xem là giải pháp xây dựng nền móng tối ưu nhất hiện nay cho các loại hình nhà chen phố, nhà cao tầng, chung cư cao tầng, cao ốc, hoặc các công trình có tải trọng lớn.
Contents
Giới thiệu về cọc nhồi:
Cọc nhồi hay thường gọi là cọc khoan nhồi dùng để gia cố nền đất và liên kết với móng giữ ổn định cho các công trình xây dựng. Đây là một phương pháp tiên tiến nó có thể đỡ được các công trình lớn trên các nền đất yếu.
Cọc khoan nhồi được đưa vào sử dụng nhiều hơn trong khoảng 20 năm trở lại đây. Với công nghệ của máy móc và thiết bị hiện đại thì việc thi công cọc khoan nhồi với độ sâu và mở rộng đường kính cọc ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
Phân loại cọc nhồi:
Về mặt thi công khoan lỗ và đổ bê tông cọc nhồi:
1.Cọc nhồi được khoan lỗ và có chứa Bentonite giữ vách lỗ:
Thích hợp với các tầng đất sét, đất mùn, đất cát đắp, tầng đá dăm và tầng đá phong hóa dưới mực nước ngầm.
Thích hợp với các nơi có tình trạng địa chất phức tạp, phong hóa không đều, có nhiều tầng kẹp, có tầng nham thạch biến đổi cứng và mềm quá lớn.
2.Cọc nhồi tạo lỗ theo phương pháp xung kích:
Thích hợp khoan đục qua các móng cũ cũng như các nơi có vùng nham thạch tương đối lớn. Tuy nhiên đối với các vùng có hiện tượng Karst (castơ) cần phải thận trọng.
3.Thi công cọc nhồi bằng phương pháp hạ ống:
Thi công cọc khoan nhồi bằng phương pháp hạ ống thích hợp với các loại đất dính, đất mùn, đất cát và các loại đất đắp. Riêng đối với đất mùn và đất dính trạng thái dẻo có chiều dày lớn và độ nhảy cao các tầng đất mềm yêu… khi sử dụng phương pháp tạo lỗ này cần phải có các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo đảm chất lượng thi công nói chung, cần phải qua thử nghiệm đạt kết quả mới được thi công.
4.Cọc nhồi được đầm mở rộng đáy:
Được áp dụng cho trường hợp khi tầng chịu lực của đất mũi cọc là loại đất dính có tính co nén trung bình và thấp, các loại đất mềm, đất cát, đá dăm… đồng thời chiều sâu chôn cọc không sâu hơn 20m.
5.Cọc nhồi được thao tác khô:
Cọc nhồi trong trường hợp này thích hợp cho các tầng đất trên mực nước ngầm như: đát dính, đất mùn, đất đắp, đất cát chặt trung bình trở lên và các tầng đá phong hóa.
6.Cọc nhồi được thi công bằng cách đào lỗ thủ công:
Phương pháp này được sử dụng khi mực nước ngầm thấp. Trong trường hợp mực nước ngầm cao, đặc biệt tại các tầng đất cát xuất hiện nước có áp nước treo, các tầng đất bùn có tính co nén cao, các tầng đất bùn chảy dẻo… nên có biện pháp thi công đáng tin cậy và bảo đảm ATLĐ khi thi công.
Để thực hiện công việc thi công cọc nhồi theo phương pháp nói trên , người ta sử dụng nhiều loại thiết bị cơ giới tạo lỗ khác nhau như:
– Máy khoan trong nước ngầm (máy khoan trong nước).
– Máy khoan xoay.
– Máy khoan xung kích ngoạm.
Khi thi công, cần căn cứ vào cách thực hiện và tình trạng đất nền mag chọn phương tiện cơ giới tạo lỗ thích hợp. Hiện nay phương pháp khoan lỗ có chứa bentonite giữ vách là phương pháp được dùng rộng rãi và phổ biến nhất. Hơn nữa đại đa số các tầng đất nền đều có mực nước ngầm nên việc thi công coc khoan nhoi thực hiện phương pháp này là tất yếu và hợp lý hơn cả.
Về mặt kích thước cọc nhồi được phân loại thành 2 dạng:
-Cọc nhồi đường kính nhỏ D300, D350, D400, D500, D600 là các loại cọc có đường kính < 700 mm
-Cọc nhồi đường kính lờn D 800, D100, D1200, … là các loại cọc có đường kính > 700 mm
Trên đây, Thiết Kế Nhà 365 đã giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề cọc nhồi có mấy loại. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong các công trình xây dựng nền móng của mình. Mọi chi tiết cần tư vấn kĩ hơn hay liên hệ ngay với chúng tôi nhé!