Phương pháp thi công khoan nhồi là một trong những kỹ thuật xây dựng hiện đại được sử dụng cho hầu hết các công trình cao tầng hiện nay. Mục đích là để tăng sức chịu tải cho nền móng, mang tới những công trình kiên cố và bền vững. Thi công cọc khoan nhồi đòi hỏi độ chính xác, chuẩn chỉnh trong từng bước. Do đó đòi hỏi đội ngũ thi công phải nắm bắt rõ quy trình và có kinh nghiệm, tránh xảy ra sai sót gây tổn kém chi phí không đáng có. Vậy phương pháp thi công cọc khoan nhồi là gì ? ưu nhược điểm như thế nào ? Hãy cũng Thiết Kế Nhà 365 đi tìm hiểu những vấn đề này nhé !
Contents
Cọc khoan nhồi là gì:
Là loại cọc tiết diệt tròn được thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong đất, lấy đất lên khỏi lỗ sau đó lấp đầy bằng bê tông cốt thép.
Ưu điểm của thi công cọc khoan nhồi:
-Máy móc và thiết bị hiện đại, thuận tiện trên mọi địa hình phức tạp. Cọc khoan nhồi có thể được đặt vào những lớp đất rất cứng, thậm chí tới lớp đá mà cọc đóng không thể với tới được.
-Thiết bị thi công nhỏ gọn nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật hẹp. Trong quá trình thi công không gây trồi đất ở xung quanh, không gây lún nứt, các công trình kế cận và không ảnh hưởng đến các cọc xung quanh và phần nền móng và kết cấu của các công trình kế cận.
-Có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc chế sẵn do vậy sức chịu tải lớn hơn nhiều so với cọc chế tạo sẵn. Khả năng chịu lực cao hơn 1,2 lần so với các công nghệ khác thích hợp với các công trình lớn, tải trọng nặng, địa chất nền móng là đất hoặc có địa tầng thay đổi phức tạp.
-Độ an toàn trong thiết kế và thi công cao, kết cấu thép dài liên tục 11,7 mét, bê tông được đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên tạo ra một khối cọc bê tông đúc liền khối nên tránh được tình trạng chấp nối giữa các tổ hợp cọc như ép hoặc đóng cọc. Do đó nên tăng khả năng chịu lực và độ bền co móng của các công trình công nghiệp, tòa nhà cao tầng, cầu giao thông quy mô nhỏ,….
-Độ nghiêng lệch của các cọc nằm trong giới hạn cho phép.
-Số lượng cọc trong một đài cọc ít, việc bố trí các đài cọc (cùng các công trình ngầm) trong công trình được dễ dàng hơn.
-Chi phí: giảm được 20-30% chi phí cho xây dựng móng công trình. Thời gian thi công nhanh
-Tính an toàn lao động cao hơn cọc ép.
-Công nghệ thi công cọc khoan nhồi đã giải quyết các vấn đề kỹ thuật móng sâu trong nền địa chất phức tạp, ở những nơi mà các loại cọc đóng bằng búa xung kích hay búa rung có mặt cắt vuông hoặc tròn có đường kính D<600mm.
Nhược điểm của thi công cọc khoan nhồi:
-Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, khó kiểm tra chính xác chất lượng bê tông nhồi vào cọc, do đó đòi hỏi sự lành nghề của đội ngũ công nhân và việc giám sát chặt chẽ nhằm tuân thủ các quy trình thi công
-Môi trường thi công sình lầy, dơ bẩn.
-Chiều sâu thi công bị hạn chế trong giới hạn từ 120→ 150 lần đường kính cọc.
Sau khi các công tác chuẩn bị sẵn sàng sẽ tiến hành thi công cọc khoan nhồi theo những bước sau:
Bước 1: Hạ ống vách
Trước khi khoan tạo lỗ, Thiết Kế Nhà 365 sẽ tiến hành hạ ống vách để định vị và dẫn hướng cho máy khoan, đồng thời có thể giữ ổn định cho bề mặt hố khoan, chống sập những thành phần có trên hố khoan, ngăn cho những đất đá và thiết bị không rơi vào hố khoan. Việc hạ ống vách được thực hiện bằng thiết bị rung với đường kính phù hợp. Máy rung sẽ kẹp chặt vào thành ống và tự tự hạ xuống, khả năng chịu cắt của đất sẽ giảm đi do sự rụng của thành ống vách.
Bước 2: Khoan tạo lỗ
Sau khi hạ ống vách tạm thì tiến hành khoan tạo lỗ. Quá trình khoan tạo lỗ phải luôn đảm bảo xác định đúng vị trí lỗ khoan để tránh được tình trạng sai lệch làm ảnh hưởng tới toàn bộ chất lượng công trình. Sau khi khoan tới độ sâu nhất định thì phải bơm dung dịch Bentonite để giữ thành, đảm bảo chất lượng của hố khoan.
Bước 3: Làm sạch hố khoan
Sau khi khoan hố xong, bước tiếp theo cần phải làm chính là làm sạch toàn bộ hố khoan. Lớp mùn khoan, đất đá và những vật liệu xây dựng khác có trong hố khoan sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của cọc khoan nhồi và gây cản trở tới quá trình thi công. Đối với một số trường hợp khoan cọc nhồi bê tông trong trời mưa hay gặp trời mua thì cần phải hút sạch lượng nước trong hố, đảm bảo hố sạch và không đọng nước. Như vậy mới có thể đảm bảo chất lượng cọc nhồi khoan.
Bước 4: Gia công dựng lắp và hạ lồng thép
Lồng thép tại Thiết Kế Nhà 365 luôn đảm bảo đúng với kích thước của hố khoan. Sau khi làm sạch hố khoan sẽ được hạ xuống, lắp ghép đúng vị trí trên bản thiết kế và đảm bảo đúng các yếu tố về kỹ thuật.
Bước 5: Tiến hành đổ bê tông
Đây là bước quan trọng nhất và ảnh hưởng tới toàn bộ chất lượng của việc thi công cọc khoan nhồi.Thiết kế nhà 365 luôn chuẩn bị và giám sát công đoạn này kỹ càng và đảm bảo đúng yếu tố kỹ thuật. Lỗ khoan phải được vét ít hơn 3 giờ thì mới có thể tiến hành đổ bê tông.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng cọc
Công tác kiểm tra luôn được Thiết kế nhà 365 thực hiện tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng công trình, tránh những sai sót và đảm bảo điều kiện tốt nhất thi công phần sau.
Đó là toàn bộ trình tự thi công cọc khoan nhồi. Thiết kế nhà 365 hiện đang là đơn vị thi công cọc khoan nhồi uy tín hàng đầu thị trường, chúng tôi sở hữu đội ngũ kỹ thuật và công nhân tay nghề cao luôn đảm bảo mang tới những công trình chất lượng nhất, làm hài lòng mọi khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu thi công cọc khoan nhồi hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn mọi thông tin và cung cấp dịch vụ tốt nhất.