Thi công cọc khoan nhồi là giải pháp tiên tiến cho nền móng có thể đỡ được các công trình lớn trên nền đất yếu. Vậy cấu tạo cọc khoan nhồi có gì đặc biệt để mang được tải trọng lớn đến như vậy ? Hãy cùng Thiết Kế Nhà 365 tìm hiểu kĩ hơn về cọc khoan nhồi nhé!
Contents
Khái niệm cọc khoan nhồi:
Cọc khoan nhồi là cọc bê tông cốt thép được đúc tại chỗ trong các lỗ đào hoặc hố đào sẵn bằng các loại máy khoan hiện đại. Mặt cắt ngang thường có dạng hình tròn. Cọc khoan nhồi dùng để gia cố nền đất và liên kết với móng giữ ổn định cho công trình. Nó là một giải pháp móng được áp dụng rỗng rãi trong xây dựng nhà cao tầng, cầu giao thông lớn trên toàn thế giới hiện nay.
Chất lượng của cọc khoan nhồi là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến khả năng chịu tải trọng của nền móng. Khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của cọc nhồi là khâu thi công. Do đó đơn vị thi công cọc khoan nhồi phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, thiết bị, kinh nghiệm và độ chuyên nghiệp cao.
Cấu tạo cọc khoan nhồi tiêu chuẩn
1/Kích thước cọc nhồi:
Đường kính cọc chủ yếu là : 300 mm, 400 mm, 500 mm, 600 mm, 700 mm, 800 mm, 1200 mm, …thường biết đến với tên gọi phổ biến: D300, D400, D500, D600, D700, D800, D1200, …Chiều dài cọc tùy theo điều kiện địa chất công trình của từng điểm xây dựng. Thí dụ ở Hà nội, cọc khoan nhồi thường cắm vào tầng cát lẫn cuội sỏi ở độ sâu 40-50m, ở tp Hồ Chí Minh, cọc nhồi thường cắm vào tầng sét pha nửa cứng ở độ sâu 30-50m.
2/Bê tông cọc nhồi:
Bê tông phải có sức chịu nén tối thiểu là 250, thường dùng là mác bê tông 300, dùng khoảng 425 kg xi măng cho 1m3 bê tông
Độ sụt bê tông thông thường từ 12 đến 17.
3/Cốt thép bê tông trong cấu tạo cọc khoan nhồi:
Cốt thép cọc nhồi được thiết kế theo quy định sau:
-Cốt thép được bố trí theo tính toán.
-Nếu cọc nhồi chịu nén đúng tâm thì cốt thép chỉ cần bố trí đến 1/3 chiều dài cọc.
-Nếu cọc nhồi chịu uốn, chịu kéo, chịu nhổ thì cần bố trí cốt thép hết cả chiều dài cọc.
-Cọc nhồi chịu nén có hàm lượng thép chủ ( thép dọc) từ 0,2 % đến 0,4 %.
-Cọc nhồi chịu uốn, chịu kéo, chịu nhổ có hàm lượng thép chủ từ 0,4% đến 0,65%.
-Cốt thép chủ bố trí theo chu vi cọc có đường kính tối tiểu là 12 mm.
-Cốt thép đai đường kính từ 6-10 mm đặt cách nhau 200-300 mm có thể dùng cốt đai đơn hoặc vòng xoắn liên tục. Vòng xoắn liên tục chỉ nên dùng cho loại cọc nhỏ <D800.
-Nếu lồng cốt thép dài hơn 4m thì cứ cách nhau mỗi đoạn 2m cần bổ sung một thép đai có đường kính lớn hơn để tăng cường cho lồng cốt thép, đồng thời để gắn các miếng kê bảo vệ cốt thép bằng bê tông.
-Lớp bê tông bảo vệ cốt thép không được nhỏ hơn 5 cm, thông thường là 7 cm.
-Khoảng cách giữa các cốt thép trong cấu tạo cọc khoan nhồi theo chiều dọc không được nhỏ hơn 10 cm.
-Nếu tiết diện của cọc nhỏ hơn 0,5 m2 thì hàm lượng cốt thép dọc không được nhỏ hơn 0,5%. Nếu tiết diện cọc từ 0,5 m2 – 1 m2 thì hàm lượng cốt thép dọc vào khoảng 0,25%.
-Để chống đẩy trồi lồng cốt thép khi đổ bê tông ( bằng phương pháp vữa dâng ) thì cần bố trí 2 khung thép ở đàu mũi cọc cách nhau 2m.
-Nối cốt thép cọc không được hàn hơi, chỉ được buôc hoặc hàn chấm bằng điện.
-Buộc nối ống dẫn đầu thu và đầu phát siêu âm vào thép chủ.
Số lượng các ống siêu âm được bố trí tùy theo tiết diện cọc:
- Cọc có đường kính D< 1m thì dùng 3 ống
- Cọc có đường kính D từ 1 m-1,3 m thì dùng 4 ống
- Cọc có đường kính D từ 1.3 m-1.5 m thì dùng 5 ống.
- Cọc có đường kính D > 1,5 m thì dùng 6 ống.
4/Dung dịch khoan cọc nhồi:
Dung dịch khoan cọc nhồi thường dùng Bentonite để giữ cho thành hố khoan không bị sập
Dùng Bentonite cần chú ý những điểm sau:
-Dung dịch khoan phải phù hợp với các đặc tính lí hóa của đát và của nước dưới đất.
-Một dung dịch mới trước khi sử dụng phải có đặc tính sau:
+Độ nhớt Marsh > 35 giây.
+Hàm lượng cát bằng 0.
+Độ tách nước dưới 30 cm.
+Đường kính hạt dưới 3 mm.
+Dung trọng từ 1,01-1,05.
Khi thu hồi Bentonite để dùng lại, hàm lượng cát phải nhỏ hơn 3%
Việc dùng dung dịch khoan là của người thi công nhưng người thiết kế phải quy định vì người thiết kế biết rõ cấu tạo địa tần
>>>Xem thêm:
cách xác định độ sâu cọc khoan nhồi phù hợp
Như vậy sau bài viết này bạn đã tích lũy thêm kiến thức về cấu tạo cọc khoan nhồi chuẩn từ các chuyên gia có kinh nghiệm. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho những công trình của các bạn trong tương lai.