– Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân các công trình lớn được xây dựng lên càng ngày càng nhiều, với đòi hỏi của thực tế việc xử lý nền móng cho các công trình lớn này là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết.. Việc ứng dụng các công nghệ thi công cọc khoan nhồi là một xu thế tất yếu để khắc phục những nhược điểm của cọc đúc sẵn như gây chấn động mạnh, tiếng ồn lớn, kích thước cọc nhỏ (đường kính và chiều dài)…. Công nghệ thi công cọc khoan nhồi có thể giải quyết các vấn đề của kỹ thuật móng sâu trong nền địa chất phức tạp, ít gây chấn động và không gây tiếng ồn lớn nên công nghệ cọc khoan nhồi thuận lợi thi công trong khu dân cư, ít gây ảnh hưởng đến công trình kế bên. Như chúng ta đã thấy trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng không đi chuyên sâu vào công nghệ thi công này khiến cho việc tiếp cận của sinh viên trở nên khó khăn nên nhóm chúng em làm đề tài này nhằm tổng kết những nội dung liên quan đến công nghệ thi công, giám sát, nghiệm thu để phổ biến cho những ai có nhu cầu tìm hiểu về đề tài này…
– Ở Việt Nam công nghệ cọc khoan nhồi đang được sử dụng phổ biến nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM… ngay ở Đà Nẵng công nghệ này cũng đang được ưa chuộc và ngày càng sử dụng nhiều hơn tiểu biểu như công trình trung tâm hành chính Đà Nẵng, khách sạn Novotel…
– Cọc khoan nhồi là 1 đề tài mà nhiều người quan tâm và đặt vấn đề ngiên cứu và đã đạt được những thành quả nhất định.
– Công ty chúng tôi chuyên thi công cọc khoan nhồi chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ sư rành nghề luôn đạt hiệu quả cao do bên kỹ thuật thiết kế đề ra.
Trong những năm gần đây cọc khoan nhồi đường kính nhỏ ngày càng được các nhà thầu cũng như chủ đầu tư rất ưa chuộng và tin dùng so với các loại cọc khác như < ép cọc btct, cừ tràm, mòng bè…, nguyên nhân dẫn đến khoan cọc nhồi ngày càng được ưa chuộng so với những loại cọc khác bởi vì nó có những ưu điểm như sau;
– – Không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh như sụp, lún, ngiêng.
– Có thể thi công sát với mép tường những công trình hiện hữu
– Thi công được tai những vị trí nhỏ hẹp mà các loại cọc khác không thi công được
– Có thể thi công trong nhà với nhưng công trình có chiều cao hạn chế
– Sức chịu tải lớn hơn so với các loại cọc khác.
– Là một khối bê tông liên kết không ngắt đoạn và chắp nối như các loại cọc khác
– Biết địa tầng, địa chất từng khu đất cần khoan và khi nào khoan đến địa tầng cát là tầng chịu nén tốt nhất thì sẽ dừng lại .
– Giá thành cũng tương đối só với các loại cọc khác..
– Chiều sâu khoan cọc tối đa 40 m do đó điều kiện chống lật được loại bỏ.Chiều xâu khoan cọc đảm bảo do đó đài móng cũng giảm về kích thước.
– Có thể khoan xuyên tầng đất cứng.
– Khi gặp chướng ngại vật hoặc tầng đất tốt giả định có thể khoan phá để xuống sâu hơn đến tầng đất chịu lực.
– Thời gian thi công nhanh
– Sử dụng tốt cho trường hợp lớp đất tốt xen kẹp bên trên lớp đất xấu mà không thể đóng hoặc ép cọc BTCT thông thường.
– Độ an toàn trong thiết kế và thi công cao. Bê tông được đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên nên tránh được tình trạng chấp nối giữa các cọc. Độ nghiêng lệch của các cọc nằm trong giới hạn cho phép.
– Thiết bị thi công nhỏ gọn nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật hẹp. Không gây ảnh hưởng đối với phần nền móng và kết cấu của các công trình kế cận.
– Dễ thi công móng và đà kiềng, khối lượng bê tông và cốt thép ít, đào đắp đất ít, không ảnh hưởng nhà bên cạnh hoặc ngược lại.
– Đường kính cọc tăng giảm và tùy theo sức chịu tải tính toán: Ø300, 400, 500, 600,…
– Không có khớp nối như cọc ép, đảm bảo truyền tải trọng đúng tâm.
– Dễ kiểm soát tỷ lệ trộn bê tông và cốt thép khi đổ cọc. Mác bê tông rất cao.
– Không phải đào bỏ đi phần nền móng công trình cũ mà vẫn triển khai thi công được móng cọc khoan nhồi.
– Kết cấu thép dài liên tục 11,7 m.
– Với công trình cần tải trọng lớn hơn thiết kế đơn vị chúng tôi Cọc Khoan Nhồi BTCT mở đáy(Chân Voi) .
– Tổng giá thành xây dựng của móng Cọc Khoan Nhồi bêtông cốt thép chỉ tương đương với tổng giá thành của móng ép cọc bêtông cốt thép
Quy Trình Đổ Bê Tông Trong Thi Công Cọc Khoan Nhồi Đường Kính Nhỏ:
- Trong lúc thả lồng thép đối với cọc khoan nhồi tiết diện đường kính D300 nối lồng phải kỹ buộc kẽm bô và hàn thêm nối ít nhất trên 50cm để chất lượng lồng thép được chắc chắn, thả đến gần đụng đáy, phần dưới đáy là phần bê tông bảo vệ cọc để sắt thép không bị rỉ tránh trường hợp lồng thép bị rỉ mục dẫn đến cọc khoan nhồi không đạt tiêu chuẩn.
- Tiếp theo chúng ta sẽ thả ống đổ bê tông, thả ống đổ bê tông xuống đụng đáy chúng ta sẽ cho công nhân thổi rửa vệ sinh hố khoan ít nhất 15 phút cho sạch lượng sình bùn cặn dưới hố khoan để cây cọc khoan nhồi chúng ta đạt chất lượng tốt nhất.
- Trong lúc đổ bê tông cắt ống đổ bê tông phải cho xe chuyên dụng thi công khoan cọc nhồi đường kính nhỏ nhồi cho lượng bê tông tràn đầy đủ xung quanh tiết diện cây cọc và không được cắt ống đổ bê tông quá sớm tránh trường hợp bị khuyết ảnh hưởng đến cây cọc.
- Sau khi đổ đầy bê tông trong hố khoan thì khoảng 30 phút sau mới được rút ống vách lên nếu rút lên nhanh quá sẽ gây ảnh hưởng đến đầu cọc do lượng sình bùn bên ngoài tràn vào cọc cây cọc và đầu cọc
- Trong lúc thi công đổ bê tông xong tránh trường hợp để xe chuyên dụng thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ leo lên đầu cọc sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi.
- Sau khi hoàn tất việc đổ bê tông cọc khoan nhồi thì không được khoan tim gần đó cách ít nhất với bán kính 2 mét